Quản Trị Kinh Doanh Khởi Nghiệp

Xây dựng công ty khởi nghiệp thực ra là một công việc liên quan đến xây dựng thể chế; do đó, nó chắc chắn liên quan đến quản trị.
Điều này thường khiến cho các doanh nhân đang háo hức phải ngạc nhiên, vì quan điểm của họ về hai thuật ngữ này là hoàn toàn trái ngược. Doanh nhân thường cẩn trọng (điều này là có lý) khi áp dụng cách quản trị truyền thống vào thời gian đầu khởi nghiệp, vì họ lo ngại sẽ tạo cơ hội cho sự quan liêu hay ngăn cản sự sáng tạo.



new-startup



Trong suốt lịch sử, chưa bao giờ doanh nhân lại nhiều như thời đại hiện nay. Điều này có được là nhờ những thay đổi lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Một ví dụ: người ta thường nghe các nhà bình luận rên rỉ về tỷ lệ thất nghiệp trong các ngành công nghiệp chế tạo tại Mỹ, nhưng ít ai nghe nói đến việc sụt giảm năng lực sản xuất của ngành này. Đó là do tổng sản lượng hàng chế tạo tại Mỹ đang tăng ngay cả khi số việc làm giảm dần. Đây chính là hệ quả từ quản trị và công nghệ hiện đại, khiến năng suất tăng cao tới mức doanh nghiệp chẳng biết phải làm gì với nó.


startup


Chúng ta đang sống trong thời kỳ phục hưng kinh doanh toàn cầu, một điều chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, cơ hội này đi kèm với những rủi ro. Chúng ta sẽ không có sẵn những khuôn mẫu quản trị mạch lạc, chặt chẽ cho những nhà đầu tư và chúng ta đang phí phạm năng lực dư thừa quanh mình dữ dội. Bất chấp sự thiếu thốn phương pháp này, chúng ta vẫn xoay xở để có thể kiếm ra lợi nhuận. Nhưng với mỗi thành công lại có quá nhiều thất bại: những sản phẩm bị lôi khỏi kệ bày bán chỉ ít tuần sau khi ra mắt, những công ty khởi nghiệp tiếng tăm được ca ngợi trên báo chí để rồi bị lãng quên sau vài tháng, những sản phẩm mới cuối cùng không có ai sử dụng.
Điều khiến những thất bại này thêm đặc biệt đau đớn là tổn hại kinh tế xảy ra không chỉ với các cá nhân, các nhân viên, công ty, nhà đầu tư, mà đó còn là hao phí khổng lồ đối với nguồn lực quý giá nhất thời văn minh: thời gian, đam mê, và kỹ năng của con người. Vì vậy mỗi một doanh nhân khi kinh doanh khởi nghiệp cần có sự kỷ luật trong quản lý để kiểm soát tốt những cơ hội kinh doanh mà mình có được.

Nguồn: sưu tầm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến