Nghề Marketing - Góc Nhìn Người Trong Cuộc
Philip Kotler: “Marketing có thể học trong một ngày nhưng mất cả đời để lĩnh hội”
Không đòi hỏi nhiều thời gian để học, nhưng để nắm bắt được thì người làm Marketing phải sống cùng nó, mất mát và trải nghiệm cùng nó. Còn bạn thì sao, bạn đã sẵn sàng bước chân trên “con đường” Marketing chưa? Nghề Marketing - Góc Nhìn Người Trong Cuộc sẽ giúp các bạn có cái nhìn cận cảnh về các nghề Sales, Marketing Manager, Giám sát bán hàng, PR và Brand, từ trải nghiệm thực tế của các chuyên gia trong ngành Marketing.
Marketing |
Bước chân vào lĩnh vực marketing cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận khó khăn.Vậy đâu là những vướng mắc, khó khăn lớn trong nghề nghiệp của mình?
SALE
Lần đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng, tốt nhất bạn không nên nói ngay về sản phẩm của mình. Đó là sai lầm mà các bạn khi mới bước chân vào nghề thường hay mắc phải. Hơn nữa, cần biết chọn đúng thời điểm để tiếp thị sản phẩm của mình, và khi nào thì tùy thuộc vào mạch câu chuyện bạn dẫn dắt khách hàng. Có khi bạn bị khách hàng mắng một cách vô cớ, hay họ có thể không đồng ý mà xé
Lần đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng, tốt nhất bạn không nên nói ngay về sản phẩm của mình. Đó là sai lầm mà các bạn khi mới bước chân vào nghề thường hay mắc phải. Hơn nữa, cần biết chọn đúng thời điểm để tiếp thị sản phẩm của mình, và khi nào thì tùy thuộc vào mạch câu chuyện bạn dẫn dắt khách hàng. Có khi bạn bị khách hàng mắng một cách vô cớ, hay họ có thể không đồng ý mà xé
ngay hợp đồng trước mặt bạn. Nếu bạn không chuẩn bị trước tâm lý thì rất dễ nản khi mới bước chân vào nghề.
MARKETING MANAGER
Các bạn phải thuyết phục được CEO, CFO cùng các bộ phận liên quan ủng hộ những công việc của mình. Và phải chịu trách nhiệm với công việc, nếu chi hết ngân sách mà vẫn không đạt chỉ tiêu thì hãy chấp nhận sự thay đổi mà bạn không mong đợi từ phía công ty. Tùy công ty mà người GSBH có những cái khó khác nhau. Nếu làm việc cho công ty có thương hiệu lớn như Unilever…, GSBH phải giữ vững vị thế của thương hiệu đang đứng đầu thị trường. Áp lực về thị trường, doanh số, hàng hóa là rất lớn. Ngoài đảm bảo chỉ tiêu doanh số còn cần phải đảm bảo hàng hóa ngoài thị trường giữ vị trí số một. Nếu công ty không có thương hiệu thì khó khăn lớn nhất là doanh số. Công ty nhỏ quan tâm nhiều đến doanh số vì đó là cơ sở để họ tồn tại, là thước đo lợi nhuận của công ty và tiền lương cho nhân viên. Công việc này có nhiều thách thức, nhưng qua thời gian va chạm và giải quyết, hầu như mọi vấn đề đều có hướng giải quyết.
MARKETING MANAGER
Các bạn phải thuyết phục được CEO, CFO cùng các bộ phận liên quan ủng hộ những công việc của mình. Và phải chịu trách nhiệm với công việc, nếu chi hết ngân sách mà vẫn không đạt chỉ tiêu thì hãy chấp nhận sự thay đổi mà bạn không mong đợi từ phía công ty. Tùy công ty mà người GSBH có những cái khó khác nhau. Nếu làm việc cho công ty có thương hiệu lớn như Unilever…, GSBH phải giữ vững vị thế của thương hiệu đang đứng đầu thị trường. Áp lực về thị trường, doanh số, hàng hóa là rất lớn. Ngoài đảm bảo chỉ tiêu doanh số còn cần phải đảm bảo hàng hóa ngoài thị trường giữ vị trí số một. Nếu công ty không có thương hiệu thì khó khăn lớn nhất là doanh số. Công ty nhỏ quan tâm nhiều đến doanh số vì đó là cơ sở để họ tồn tại, là thước đo lợi nhuận của công ty và tiền lương cho nhân viên. Công việc này có nhiều thách thức, nhưng qua thời gian va chạm và giải quyết, hầu như mọi vấn đề đều có hướng giải quyết.
PR
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng có lẽ khó nhất là phần ý tưởng. Một khi đã lên ý tưởng thì các phần khác cũng sẽ hoàn thành được, vì các phần đó đều đã có sẵn danh sách công việc. Ví dụ, các bạn phải liệt kê các đầu báo ở miền Nam, các đầu báo ở miền Bắc, haycác kênh truyền hình,…Với những người mới vào nghề mọi việc sẽ rất khó khăn, nhưng chúng cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu bạn đã có hơn một năm trong nghề.
BRAND
Rất nhiều khó khăn và thử thách đối với một người làm Brand Manager: trách nhiệm rất lớn về lợi nhuận nhãn hàng, thị phần và sự tiếp nhận của thị trường với sản phẩm; áp lực về thời gian… Ngoài ra, công việc đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của bạn với các phòng ban khác. Tuy nhiên, những khó khăn đó phần nào giúp cho công việc của Brand Manager trở nên thú vị hơn.
Khi đã ước mơ và nhận thấy mình có khả năng với marketing thì các bạn sinh viên sẽ khởi nghiệp từ đâu ?
Modern Marketer |
SALE
Đối với những sản phẩm không đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn thì việc trở thành Salesman khá đơn giản. Hơn nữa đây là một nghề mà bằng cấp không phải là yếu tố quyết định hàng đầu. Quan trọng là bạn có thể tồn tại được trong nghề hay không. Nó đòi hỏi mỗi Salesman phải chịu khó , bởi vì công việc gần như là phải chạy ngoài đường trong hầu hết thời gian. Bên cạnh đó, các bạn cần phải tự cập nhật thông tin cho mình ở rất nhiều lĩnh vực để có thể giao tiếp tốt với khách hàng.
MARKETING MANAGER
MARKETING MANAGER
Xuất phát điểm là các bạn sinh viên cần có kiến thức tổng thểvà những trải nghiệm thực tế. Về ngành học, nhiều người học kỹ thuật, kinh tế, ngôn ngữ, tài chính,... tùy theo cơ may và nỗ lực bản thân vẫn có thể trở thành Marketing Manager.
GIÁM SÁT BÁN HÀNG
GIÁM SÁT BÁN HÀNG
Đối với những người chưa tốt nghiệp đại học, họ thường bắt đầu từ vị trí Salesman, qua thời gian làm việc hiệu quả, đạt doanh số cao, cấp trên thấy người đó có năng lực thì họ sẽ được cất nhắc lên GSBH.
Đối với những người đã tốt nghiệp đại học, họ có thể vào ngay vị trí GSBH. Vì trường đại học cho mình lối suy nghĩ logic hơn, có khả năng cập nhật kiến thức xung quanh và nắm bắt tình hình thị trường nhanh. Sinh viên không nhất thiết phải có thời gian đi bán hàng trước rồi mới được thăng chức làm GSBH, GSBH vừa là nhà hoạch định chuyên môn, vừa là nhà quản lý.
Đối với những người đã tốt nghiệp đại học, họ có thể vào ngay vị trí GSBH. Vì trường đại học cho mình lối suy nghĩ logic hơn, có khả năng cập nhật kiến thức xung quanh và nắm bắt tình hình thị trường nhanh. Sinh viên không nhất thiết phải có thời gian đi bán hàng trước rồi mới được thăng chức làm GSBH, GSBH vừa là nhà hoạch định chuyên môn, vừa là nhà quản lý.
Ngoài ra điều này còn phụ thuộc vào phía công ty: Nếu công ty lớn, họ không cần sinh viên có kinh nghiệm nhiều, sinh viên sẽ được đào tạo lại một cách bài bản khi đã được nhận vào. Đối với những công ty nhỏ, còn non nớt, họ cần người có kinh nghiệm điều hành tốt.
PR
Ở vị trí nhà tuyển dụng, hai tiêu chí đặt ra cho sinh viên: thứ nhất, các bạn phải có khả năng học hỏi; thứ hai, các bạn phải siêng năng. Bằng cấp không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu, nó cơ bản chứng minh được bạn có kiến thức nhưng đó mới chỉ là kiến thức nền và công việc PR đòi hỏi nhiều hơn như thế. Khách hàng của bạn mỗi người một ý tưởng và họ cũng có thể được đào tạo như bạn, học chung một cuốn sách giống bạn.
BRAND
Nếu không nói đến vấn đề ngành học của các bạn trong trường thì khi các bạn đã có đam mê và nhận thấy mình có khả năng, bạn vẫn có thể làm Brand. Việc đầu tiên là các bạn phải gia nhập một công ty, bắt đầu từ những vị trí thấp như Marketing Assistant, sau thời gian tích lũy kinh nghiệm và phụ trách các dự án, bạn có thể trở thành Assistant Brand Manager (ABM), được làm độc lập dự án có sự giám sát của Brand Manager. Qua quá trình làm ABM, có thể từ một, hai năm hoặc thậm chí nhiều hơn thế, tùy thuộc vào khả năng mỗi người mà bạn sẽ được lên làm Brand Manager, độc lập quản lí một hoặc nhiều nhãn hàng.
Nguồn: Margroup
Nhận xét
Đăng nhận xét